Những lưu ý về máy đo SpO2 tại nhà

Chào mừng quý khách hàng đến với website của NGUYÊN LONG

info@nguyenlongco.vn

English VietNam Germany China Spain
logo logo
Hotline 24/7

0911 108 166 (Mr Dũng)

0918 989 767 (Ms. Lan Anh)

Những lưu ý về máy đo SpO2 tại nhà
26/03/2024 06:18 AM 30 Lượt xem

    Máy đo SpO2 hoạt động như thế nào?

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có một tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị đo SpO2 cho các bệnh nhân COVID-19 được cách ly và chăm sóc tại nhà.

    Tài liệu “dành cho các bác sĩ lâm sàng và nhóm giám sát tại nhà (y tá, nhân viên y tế cộng đồng, nhân viên y tế tự nguyện …“ cho biết các bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đôi khi có thể được cách ly và quản lý tại nhà nếu họ đáp ứng được các tiêu chí.

    “Nhưng dù không có triệu chứng hoặc các triệu chứng có tính chất nhẹ, những người này vẫn cần phải được theo dõi chặt chẽ”, WHO nhấn mạnh. “Điều này nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm và can thiệp nhanh chóng. Một trong những dấu hiệu nguy hiểm đó là sự sụt giảm nồng độ bão hòa oxy trong hồng cầu được gọi là giảm oxy máu”.

    Tại đây, một thiết bị đo SpO2 sẽ hữu ích.

    Chỉ số SpO2 thể hiện độ bão hòa oxy của hemoglobin trong máu động mạch. Để có thể đo được nó, máy SpO2 sẽ dựa vào tính chất hấp thụ ánh sáng đỏ và gần tia hồng ngoại khác nhau của oxyhaemoglobin và deoxyhaemoglobin.

    Oxyhaemoglobin hấp thụ nhiều tia hồng ngoại hơn ánh sáng đỏ trong khi deoxyhaemoglobin thì ngược lại, hấp thụ nhiều ánh sáng đỏ hơn. Máy SpO2 thường được kẹp vào ngón tay giữa của bệnh nhân và phát ra hai nguồn sáng này xuyên qua da và mô của họ.

    Các cảm biến sẽ theo dõi quá trình đó để tính toán và hiệu chỉnh tỷ lệ hấp thụ hai bước sóng (660nm của ánh sáng đỏ và 940 nm của tia hồng ngoại) và tính ra chỉ số SPO2.

    WHO cho biết máy đo SpO2 có 3 tác dụng đối với việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà bao gồm:

    • Phát hiện tình trạng “thiếu oxy máu thầm lặng”, trong trường hợp không có khó thở và các dấu hiệu nguy hiểm kèm theo
    • Theo dõi và xác định sớm tình trạng xấu đi của tình trạng lâm sàng
    • Xác nhận mức độ bão hòa oxy

    Máy SpO2 đo sai trong trường hợp nào?

    Để có thể sử dụng thiết bị này, bạn phải là bác sĩ hoặc nhân viên y tế được đào tạo. Máy SpO2 sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà cũng phải được hiệu chuẩn chính xác. Nếu không hiệu chuẩn, kết quả từ máy này sẽ không chính xác.

    Ngoài ra, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế phải kiểm tra ngón tay bệnh nhân, vệ sinh, tẩy sạch sơn móng tay hay các yếu tố bụi bẩn có thể gây nhiễu máy đo trước khi họ kẹp đầu dò vào. Khi kết nối đầu dò của máy SpO2 với bệnh nhân, bác sĩ và nhân viên y tế vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy trình sau để tránh làm nhiễu và sai lệch kết quả:

    • Đảm bảo rằng đầu dò được đặt đúng vị trí, không bị quá chặt hoặc lỏng trên ngón tay
    • Chờ 30-60 giây, trong khi bình tĩnh, để thiết bị phát hiện mạch và tính toán độ bão hòa oxy
    • Độ bão hòa oxy và tốc độ xung được hiển thị sau khi thiết bị phát hiện mạch chuẩn
    • Các giá trị nên được đo 2-3 lần một ngày, và ghi lại các xu hướng về độ bão hòa oxy và các kết quả đo mạch

    WHO cho biết máy SpO2 có thể gặp một số sự cố, và bác sĩ và nhân viên y tế cần kiểm tra:

    • Đầu dò có hoạt động hay được đặt đúng vị trí không? Hãy thử một vài vị trí khác để đảm bảo đầu dò đang hoạt động
    • Chân tay bệnh nhân có lạnh không? Nếu có hãy làm ấm chân tay
    • Đảm bảo bệnh nhân có dấu hiệu của sự sống!

    Như vậy kết quả cho ra từ máy SpO2 không phải lúc nào cũng đúng, WHO cho biết thêm nó có thể bị sai khi sơn móng tay của bệnh nhân làm nhiễu tín hiệu. Chỉ số SpO2 cũng sẽ thấp nếu bệnh nhân đeo móng tay giả mà bác sĩ không phát hiện.

    Việc tứ chi bệnh nhân đang lạnh do tụt huyết áp cũng làm sai chỉ số SpO2 đo được. Định vị đầu dò kém cũng làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ và hồng ngoại từ máy đo. Ngoài ra, nồng độ hemoglobin bất thường của bệnh nhân, hoặc tình trạng ngộ độc khí carbon monoxide cũng khiến kết quả SpO2 bị sai lệch cao.


    Cách đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) tại nhà

    Trong y học, đặc biệt là chuyên ngành hồi sức cấp cứu – chống độc, các đơn vị chăm sóc đặc biệt, 4 dấu hiệu sinh tồn chủ yếu là: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở luôn được theo dõi liên tục qua máy theo dõi người bệnh (monitor).

    Ngoài ra, dấu hiệu oxy hóa máu ngoại vi (SpO2) cũng được coi là một chỉ số sinh tồn quan trọng. SpO2 là chỉ số sống cơ bản đầu tiên trong theo dõi bệnh nhân nặng, nguy kịch, đặc biệt là các trường hợp suy hô hấp phải thở máy. Khi theo dõi các bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là Covid-19, chỉ số SpO2 giúp bác sĩ tiên lượng mức độ nặng để xử trí hoặc chuyển người bệnh kịp thời đến đơn vị hồi sức.

    SpO2 được tính bằng đơn vị (%), là tỷ lệ hemoglobin có chứa oxy so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Khi chúng ta hít vào, không khí giàu oxy sẽ đi vào phổi, hemoglobin (thành phần quan trọng nhất của máu) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến mọi nơi trong cơ thể để đảm bảo duy trì sự sống. Khi chúng ta thở ra, không khí từ nghèo oxy sẽ đi từ phổi ra môi trường bên ngoài, kéo theo khí CO2.

    Quá trình vận chuyển này được thực hiện khi hemoglobin (Hb) kết hợp với oxy tạo thành HbO2. Nếu tất cả phân tử hemoglobin trong máu đều gắn với oxy, độ bão hòa oxy máu là 100%. Một người khỏe mạnh bình thường, độ bão hòa oxy máu dao động trong khoảng 95-100%.

    Theo TS Tình, máy theo dõi SpO2 cầm tay rất tiện dụng, nhỏ gọn, chạy bằng pin, có thể cơ động nhanh nên rất quan trọng đối với y tế cơ sở, các bệnh viện dã chiến, sàng lọc bệnh nhân ban đầu hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà.

    Kỹ thuật kết nối với bệnh nhân rất đơn giản, không xâm lấn, chỉ cần kẹp vào đầu ngón tay hoặc ngón chân là có thể đọc được kết quả. Đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay với bộ phận cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2 (%).

    Sự biến thiên của sóng xuyên qua ngón tay sẽ cho ra giá trị SpO2. Các bệnh nhân có chỉ số SpO2 dưới 90% cần được chuyển đến các trung tâm hồi sức tích cực để theo dõi và điều trị kịp thời.

    Các F0 không triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ được theo dõi tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đọc đúng thông số, báo cho nhân viên y tế khi nhịp mạch, chỉ số SpO2 bất thường.

    Bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, hướng dẫn các bước để kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu (SpO2):

    1. Không để móng tay dài, móng giả.
    2. Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
    3. Xoa 2 bàn tay để làm ấm tay.
    4. Bật máy, đưa ngón tay giữa hoặc ngón trỏ vào miệng của máy để ngón tay được kẹp chặt.
    5. Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.
    6. Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

    Chỉ số SpO2 >= 94% là bình thường, nhưng nếu chỉ số này <94%, bạn phải liên hệ trung tâm điều hành cách ly để được đưa đến bệnh viện.

    Theo bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khi SpO2 ≥ 92%, F0 có biểu hiện suy hô hấp, bao gồm cảm giác khó thở nhiều, thở nhanh > 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, cũng cần được nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.

    Bác sĩ Minh cũng lưu ý các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối trường hợp ngộ độc carbon monoxide, hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.

    Các chuyên gia khuyến cáo người dân có thể trang bị một thiết bị đo SpO2. Tuy nhiên, các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện rất nhiều và đa dạng. Người dân cần chọn lọc thông tin và lựa chọn phù hợp, tránh những sản phẩm bị “thổi phồng” công dụng.

    0911 108 166 (Mr Dũng) 0918 989 767 (Ms. Lan Anh)